Dáng – Thế cây áp dụng trong BKTTCNTVN

13/09/2021 1276 lượt xem

Dáng cây: Dáng cây được hiểu giống như hình dáng cơ bản của con người: Đứng thẳng, cúi đầu, nằm ngủ, quỳ lạy

Trong toán học gọi là hệ tọa độ và góc phương vị, tương ứng phương hướng theo la bàn gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

Từ những nguyên tắc về phương hướng và tư thế cơ bản của con người ta áp dụng trong việc xác định thế cây như sau:

DÁNG TRỰC (góc α từ 340o đến 20o),

DÁNG XIÊU (góc α từ 20o đến 70o , α = 290o – 340o),

DÁNG HOÀNH (góc α từ 70o đến 90o , α = 270o – 290o),

DÁNG HUYỀN (góc α từ 90o đến 270o).

Trên cây có thể có một hoặc nhiều thân nhưng mỗi thân một thế khác nhau tương ứng ta có:

NHẤT VINH, NHỊ HỢP, TAM TỤ, TỨ HỒI

Dáng cây: Dáng là hình dáng chúng ta liên tưởng, so sánh từ vật thể này sang vật thể khác. Trong cây nghệ thuật, người ta thường liên tưởng hình dáng (hình tượng hóa) cây giống với con rồng, phượng, đại bàng, chim công, ngựa, kỳ lân, hổ, linh vật…ông tiên, cô tiên, người phụ nữ, đàn ông, ông lão, người con, người cháu… gió bão, đám mây, ngọn núi, dòng sông, nước chảy….

Phân định thế trong dáng cây cổ: 

Thế trực gồm các dáng:

Trượng phu,

Nhất trụ kình thiên,

Tam đa (1 thân trực, 3 tầng bông tán),

Vũ trụ,

Trung bình ngay,

Trung bình cong,

Trực quân tử,

Trượng phu,

Trực liên chi,

Quan tử liên chi,

Tùng tháp,

Thất hiền (7 thân trực)

Vương chữ tường,

Mai nữ,

Tứ đại đồng đường (4 thân trực),

Ngũ phúc lâm môn (1 thân trực có 5 tầng tán)

Ngũ lão giáng đình (5 thân trực)

Thất hiền (7 thân trực)

Cửu phẩm (1 thân trực có 9 tầng tán)

Ngũ đại đồng đường (5 thân trực)

Ngũ nhạc (5 thân trực),

Phụ tử (1 thân trực),

Mẫu tử (1 thân trực),

Huynh đệ (2 thân trực),

Rừng cây (nhiều thân trực),

Phụ tử tương tùy (1 thân trực),

Phụ tử tương thân (1 thân trực),

Mẫu tầm tử (1 thân trực),

Mẫu tử tương thân(1 thân trực),

Lưỡng long tranh châu (2 thân trực),

Long đàn hổ phục (2 thân trực),

Long quấn thủy (1 thân trực),

Long thăng (1 thân trực),

Long giáng (1 thân trực),

Lão mai đại thọ (1 thân trực),

Lão mai bồng quý tử (1 thân trực),

Song thụ (2 thân trực)

Phụ tử giao chi (1 thân trực)

Thanh phong trác tập

Tranh vinh tuế nguyệt

Tỉ muội du xuân (2 thân trực),

Giáng đình (1 thân nhiều rễ buông)

Thế xiêu gồm các dáng:

Suy phong (dáng bay)

Bạt phong hồi đầu,

Bạt phong,

Hạc lập,

Phượng vũ,

Long thăng (1 thân xiêu),

Long giáng (1 thân xiêu),

Thoát tục,

Quy hạc,

Lục mạc,

Diệu diệu dục hí,

Phong vân tuế nguyệt

Thế hoành gồm các dáng:

Tiều phu quải tử.

Thế huyền gồm các dáng:

Huyền chi lạc địa,

Huyền chi đảo địa,

Huyền nhai,

Huyền nhai biên thượng,

Thác đổ,

Phượng vũ,

Đa thế gồm các dáng:

Huynh đệ đồng khoa (1 thân trực, 1 thân siêu)

Tam đa (1 thân trực, 1 thân siêu, 1 thân hoành)

Ngũ phúc lâm môn (có 5 thân nhưng các thân có thế khác nhau)

Tứ đại đồng đường,

Long đàn phượng vũ,

Tam sơn quần thụ,

Ngũ Long quần thụ

Long Phụng tương phùng (1 thân trực, 1 thân hoành)

Bài viết cùng danh mục

ĐỊA LAN – LOÀI HOA VƯƠNG GIẢ

Thật là có lý, từ ngàn xưa, con người đã dành những từ ngữ tột cùng nói lên sự cao quý bậc nhất của loài…

HOA LAN

Trong thế giới tự nhiên mà con người sinh sống, duy nhất chỉ có hoa mới có muôn hình, muôn vẻ, muôn sắc, ngàn hương…

NGƯỜI CẦM SÚNG LÀ NGƯỜI YÊU HOA CẢNH

  Cầm súng và trồng hoa cây cảnh, hai công việc trái ngược nhau: một biểu tượng của chiến tranh, một biểu tượng của hoà…

NGHỆ THUẬT CHƠI HOA

Trong thế giới tự nhiên mà con người sinh sống, duy nhất chỉ hoa mới có muôn hình, muôn vẻ, muôn sắc, ngàn hương được…

ĐÔI LỜI BÀN VỀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA – CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Sáng tạo và thưởng ngoạn CCNT là một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Cuộc chơi ngàn năm ấy đã tạo…