Tác phẩm: BÁCH NIÊN THANH THỦY [KTTM.0013]

Chủ sở hữu: Đào Nhất Hoa

13/01/2023 3225 lượt xem

Tên tác phẩm (Sửa)

BÁCH NIÊN THANH THỦY

Loại cây (Sửa)

Tác phẩm thuộc dòng Sanh Quê

Dáng thế cây (Sửa)

Thế cây: Trực Dáng cây: Làng

Nghệ nhân tạo tác (Sửa)

Ông Đào Nhất Hoa

Đặc điểm cơ bản (Sửa)

  1. Kích thước: Cao m từ mặt chậu x bóng dài m x tàn rộng
  2. Kiểu bông tán: Tản vân
  3. Số lượng bông: 35
  4. Cấu tạo: Cây trên đá
  5. Vanh (hoành) gốc cách bệ 20cm:
  6. Lối tạo tác: Cổ

Tuổi cây (Sửa)

Chưa xác định...

Chủ sở hữu (Sửa)

Đào Nhất Hoa

Mô tả chi tiết (Sửa)

NGÀY PHÁT HÀNH KIM THƯ TRÁC MỘC: 10/01/2023 Ý nghĩa tên Tác phẩm: BÁCH NIÊN THANH THUỶ. Một cây sanh nguyên bản chất chậu được phối trên bệ đá thả nước rất nhiều năm nay. Cây đã thuần hoá theo năm tháng. Bộ rễ bệ đan chải tự nhiên đều về 4 hướng kết dính chuyển màu hoá đá hoà quyện vào nhau( tứ diện chỉnh chu). Thể hiện sự vững trắc không gì lay chuyển nổi. Đoạn lắc xoắn vặn phần giữa của thân chính rồi vươn lên thể hiện sự khắc khổ do tác động ngoại lực của thiên nhiên nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt vươn lên không ngừng phát triển. Điểm ngọn kết thúc hơi nghiêng vế điểm xuất phát của gốc thể hiện sự lễ phép, hướng thiện, hướng về cội nguồn giữ đúng nề nếp gia phong và đạo lý làm người. Bên cạnh đó "Bách Niên Thanh Thuỷ" còn thể hiện sự mơ ước khát khao của mỗi con người sinh ra mong được sống trường thọ Bách Niên và khi bước qua tuổi trung niên luôn có cuộc sống thanh đạm bình yên như một dòng nước "thanh thuỷ" dịu êm. Ngoài giá trị về nghệ thuật và tính nhân văn thì tác phẩm còn thể hiện một giá trị quan trọng về nguồn gốc lịch sử người tạo tác và kế tục rất rõ ràng được tôn vinh qua những vần thơ thất ngôn tứ tuyệt của Cụ ông : Nguyễn Danh Xán 83 tuổi ở xã Hiệp Lực - huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương viết tặng. Cụ là Nghệ Nhân SVC tỉnh Hải Dương, nguyên là chủ tịch tiền khởi của hội SVC xã Hiệp Lực và cũng chính là người tạo tác đầu tiên của tác phẩm này. "Tam Nhân đồng thụ, tam Nhân Nghệ - Hữu cảnh, hữu duyên, hữu đạo nguồn - Sứ quán nguyên niên Thăng Long tụ - Gia phong trường tại Bách Niên tồn". Thật hiếm có tác phẩm được tạo tác và kế tục qua bàn tay của ba Nghệ Nhân đồng thời ba Nghệ Nhân lại là ba chủ tịch hội SVC của một địa phương được luân truyền thứ tự từ già đến trẻ thì đây chính là "hữu duyên". "Hữu đạo nguồn" khẳng định một tác phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Giai đoạn giữa là một người chủ cũng ở cùng quê Ninh Giang. Lúc đó ông đang công tác ở Đại Sứ Quán Tiệp Khắc mua về để ở nhà riêng tại Hà Nội gần ba năm ( Sứ Quán nguyên niên Thăng Long tụ). Sau đó tác phẩm lại trở về chủ cũ thứ hai ở quê hương Hiệp Lực là ông Bùi Xuân Lộc 69 tuổi là Nghệ Nhân SVC tỉnh Hải Dương. Nguyên chủ tịch hội SVC xã Hiệp Lực. Sau đó ông Lộc nhượng lại cho ông Đào Hoa là Nghệ Nhân SVC Việt Nam hiện là uỷ viên BCH hội SVC tỉnh Hải Dương, chủ tịch hội SVC xã Hiệp Lực thừa kế và tiếp tục sở hữu chăm sóc cắt tỉa tác phẩm từ đó tới nay. Nhìn lại lịch sử các chủ Nhân đã sở hữu tác phẩm thì đều là những người có bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mỹ cao, luôn có sự sáng tạo trong nghệ thuật cây cảnh do đó tác phẩm này dù có ở lại chủ cũ hay tới bất cứ một chủ mới nào thì vẫn được trường tồn mãi mãi với thời gian. "Gia phong trường tại Bách Niên tồn".

Video liên quan

Chia sẻ:
Từ khóa :BonsaiCây cảnh
Danh mục: KIM THƯ TRÁC MỘC

Cùng danh mục cây