Tác phẩm: CỔ TRIỀU DANH TỰ

Chủ sở hữu: Triệu Quang Đạt

09/03/2022 591 lượt xem

Tên tác phẩm (Sửa)

CỔ TRIỀU DANH TỰ

Loại cây (Sửa)

Chất liệu: Sanh Nam Điền

Dáng thế cây (Sửa)

Thế cây: Nhị thế (Trực - Hoành) Dáng cây: Cây cổ dáng Đình

Nghệ nhân tạo tác (Sửa)

Chưa xác định...

Đặc điểm cơ bản (Sửa)

  1. Kích thước: Cao 1.3m từ mặt chậu x bóng dài 1.7m x tàn rộng 1.4m
  2. Kiểu bông tán: Bông cổ
  3. Số lượng bông: 16
  4. Cấu tạo: Cây trên đá
  5. Vanh (hoành) gốc cách bệ 120cm:
  6. Lối tạo tác: Phong cách cổ của làng nghề Triều Khúc

Tuổi cây (Sửa)

Chưa xác định...

Chủ sở hữu (Sửa)

Triệu Quang Đạt

Mô tả chi tiết (Sửa)

Tác phẩm CỔ TRIỀU DANH TỰ là 1 cây cổ của làng triều khúc, chủ nhân hiện nay là anh Triệu Quang Đạt, địa chỉ tại làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Người sở hữu trước đây là ….là người làng Triều Khúc. Giải nghĩa tên tác phẩm: CỔ TRIỀU DANH TỰ
  1. Ý nghĩa tên tác phẩm:
CỔ TRIỀU: Người xưa đã ví làng Triều Khúc là một xã hội thu nhỏ. Làng cũng là nguyên mẫu của câu nói “bách nghệ trăm nghề”. Ngoài dệt quai nón, Triều Khúc còn miệt mài với nghề đồng nát, nghề làm chổi lông gà lông vịt, trồng cây cảnh tiến vua… Nếu lấy những tư liệu của khảo cổ học soi sáng cho sử làng, thì Triều Khúc có đến 3.500 năm tuổi. Lấy đâu ra số tuổi lâu như thế? Thì trên gò Cây Táo ở cánh đồng Miễu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy di chỉ với 140 hiện vật đá, gốm thuộc Văn hóa Phùng Nguyên. Gần hơn thời ấy, là thời Bố Cái Đại vương Phùng Hưng chọn đất Triều Khúc làm doanh trại. Cuộc chiến đánh thành Tống Bình diễn ra thắng lợi, phần rất lớn góp công của người Triều Khúc. DANH TỰ: Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, tọa lạc trên mảnh đất Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Triều Khúc có hai đình là đình Sắc (nơi để sắc phong) và đình Đại (nơi thờ Phùng Hưng). Kiến trúc của cả hai ngôi đình đều còn nguyên vẹn như xưa. Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng làng. Đình tồn tại trong suốt thời gian dài trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc. Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tỵ (760) và mất vào tháng 6 năm (791), người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, giành lại chủ quyền và độc lập dân tộc… Năm 1982, đình được Sở Văn hóa Thông tin xếp hạng, đến năm 1993, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa
  1. Chủ đề tác phẩm: 
Mang hàm ý rằng thế hệ trẻ biết tôn trọng và gìn giữ giá trị nghệ thuật của các bậc tiền nhân, nghệ nhân của làng Triều Khúc. Tên tác phẩm là dấu tích minh chứng cho sự tồn tại lâu đời cùng giá trị đời sống phong phú gắn liền giá trị tâm linh được cha ông ta gìn giữ và phát triển đến ngày hôm nay. Thế hệ con cháu, thông qua tác phẩm thể hiện tình yêu Quê hương, luôn trân trọng giá trị nguồn cội và tự hào khi được sinh ra tại mảnh đất Triều Khúc danh tiếng nghìn đời.
  1. Hình tượng tác phẩm: 
Tác phẩm có cấu tạo gồm những thân chính tựa như tâm cốt của ngôi đình, các rễ buông tượng trưng cho các cột hiên chạy bao quanh tâm đình tạo thế vững chãi mà uy nghi. Các thân chạy theo nhiều hướng cũng là cấu trúc thực thể của đình cổ Triều Khúc hiện nay. Với cách tạo bóng có phần hướng dương, cấu tạo các bông cổ như những mái đình được sắp xếp từ nhỏ đến lớn, từ cao xuống thấp. Quần thể mái đình che chắn kín kẽ, tuy thưa thoáng nhưng chặt chẽ và bảo vệ thân cành trước bão gió thiên nhiên. Bộ đế được tạo dáng với các hốc đá như mô phỏng lịch sử chiến tranh bom đạn tàn phá tạo các phế tích như tái hiện cho người xem thấy rõ. Cách tạo dáng hệ thống bệ đế vừa thể hiện sự kiên cố, vừa đầy đặn đảm bảo tỉ lệ với thân và tàn cây, thủ pháp nghệ thuật hoàn hảo này giúp cho bất kỳ ai khi chiêm ngưỡng tác phẩm đều cảm nhận được sự bề thế, hùng vĩ mà sừng sững hiên ngang như quần thể đình cổ làng Triều.

Video liên quan

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Cùng danh mục cây