Tác phẩm: ĐỘC THỤ LƯU QUANG

Chủ sở hữu: Ông Vũ Minh Châu

23/12/2021 1703 lượt xem

Tên tác phẩm (Sửa)

ĐỘC THỤ LƯU QUANG

Loại cây (Sửa)

Cây thuộc họ Đa, dòng Đa lông búp đỏ

Dáng thế cây (Sửa)

Thế cây: Nhất thế (Trực) Dáng cây: Nhất thân đa chi quần thụ - Giáng Đình

Nghệ nhân tạo tác (Sửa)

Từ năm 1915 đến 1938: Cụ đồ Nguyễn Gia Lộc (sinh năm 1871), làng cổ Đơ Thao Từ năm 1938 đến 1956: Cụ Nguyễn Gia Ấm, cụ là địa chủ thời đó (sinh năm 1902) làng cổ Đơ Thao Từ năm 1956 đến 1982: Cụ Nguyễn Gia Ích (sinh năm 1937), Thôn Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội Từ năm 1982 đến nay: Nghệ nhân Vũ Minh Châu (sinh năm 1961), Thôn Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội   Tạo tác đá lần đầu: chưa xác định Tạo tác đá lần 2: Năm 1987, nghệ nhân Vũ Minh Châu Tạo tác đá lần 3: Năm 2017, nghệ nhân Phúc Đá

Đặc điểm cơ bản (Sửa)

  1. Kích thước: Cao 1,2m từ mặt chậu x bóng dài 1,6m x tàn rộng 1,3m
  2. Kiểu bông tán: bông tàn tự nhiên
  3. Số lượng bông: 1 bông chùm
  4. Cấu tạo: Cây trên bệ đá
  5. Vanh (hoành) gốc cách bệ 20cm: 200cm
  6. Lối tạo tác: Phong cách cận đại, hơi hướng cá nhân hóa

Tuổi cây (Sửa)

Theo gia phả ghi chép cây có tuổi đời tính đến 2021 khoảng 117 năm.

Chủ sở hữu (Sửa)

Ông Vũ Minh Châu

Mô tả chi tiết (Sửa)

Lịch sử sở hữu: Cây được cụ Nguyễn Gia Lộc nhặt ở bờ ao, là cây non được chăm sóc và tạo tác đến năm 1938 để lại cho con trai là cụ Nguyễn Gia Ấm, đến năm 1956 cụ Ấm để lại cho con là cụ Nguyễn Gia Ích, đến năm 1982 cụ Ích để lại cho cháu ngoại là ông Vũ Minh Châu. Triển lãm và giải thưởng: Tác phẩm Đại Thụ Đầu Thôn tham gia triển lãm Festival sinh vật cảnh TP Hồ Chí Minh lần thứ 1 năm 2006, do Hội Sinh vật cảnh thành phố HCM tổ chức. Tại sự kiện này, tác phẩm đạt giải đồng dành cho cây Nghệ Thuật Cổ. Festival sinh vật cảnh TP Hồ Chí Minh 2006 Năm 2010 Tác phẩm tham dự triển lãm 1000 năm Thăng Long tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia. Hình ảnh tác phẩm tại triển lãm 1000 năm Thăng Long 2010.
  • Tác phẩm đã tham dự triển lãm các năm: Festival sinh vật cảnh TP Hồ Chí Minh lần thứ 1 năm 2006; triển lãm 1000 năm Thăng Long 2010; triển lãm Thủ Đô 2022
Giải nghĩa tên tác phẩm: ĐẠI THỤ ĐẦU THÔN (Tên cũ)
  1. Ý nghĩa tên tác phẩm: Tại cuộc trưng bày cây cảnh lần đầu tiên tổ chức tại Gò Đống Đa Hà Nội năm 2003, tác phẩm được cụ Lê Mỹ Cát đặt tên là: Đại Thụ Đầu Thôn. Theo giải thích của cụ Cát thì tác phẩm là hình tượng của một cây đa đại thụ đầu làng, đầu thôn. Hình tượng cây đa ấy gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, ký ức cổ xưa với giá trị văn hóa Cây Đa - Bến Nước - Sân Đình. Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
  2. Chủ đề tác phẩm: Tác phẩm là sự hiện hữu những giá trị nhân văn sâu sắc của mỗi làng quê Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Chiêm ngưỡng tác phẩm từ góc thấp ngước nhìn lên người xem sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ, đại thụ của tác phẩm, ta như thu mình nhỏ lại để cảm nhận sự ấm áp nhưng đầy nét huyền bí sâu thẳm như giá trị trường tồn với thời gian, năm tháng. Hốc đá ôm rễ như hóa thạch, mỏm đá chênh vênh, hang hốc như tái hiện lại những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhiều dấu bom còn để lại trên thân bệ là chứng tính lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
  3. Hình tượng tác phẩm: Bóng tàn cây như mái đình làng cổ, pha đôi nét phóng khoáng, bay bổng của thiên nhiên. Thân cây vững chãi như tâm đình, những cọc rễ buông như những cột đình, đường nét bề thế vững chãi. Bệ đá rêu phong, cổ kính, chênh vênh nhưng lại vững chãi đến lạ kỳ ví như bàn thạch hóa linh ngưu. Tác phẩm như một bức tranh vẽ với đường nét bay bổng nhưng chặt chẽ, phong lưu mà kỳ dị đến lạ thường
Giải nghĩa tên tác phẩm: ĐỘC THỤ LƯU QUANG (tên mới)
  1. Ngày 16 tháng 03 năm 2022. Ông Vũ Minh Châu sau khi được sự tham vấn của Ông Nguyễn Gia Hiền đã chính thức đổi tiên ĐẠI THỤ ĐẦU THÔN thành ĐỘC THỤ LƯU QUANG. Tại triển lãm thủ đô năm 2022 Cụ Lê Quang Khang, nhà nghiên cứu về sinh vật cảnh đã phân tích ý nghĩa tên tác phẩm ĐỘC THỤ LƯU QUANG (Xem tại link sau: https://www.youtube.com/embed/oov9q6jWWuI)
Góc bình phẩm: 
CHÂU VỀ HỢP PHỐ
Khởi đầu các cụ bứng chơi
Trồng cây để đứng giữa đời mà reo
Trải qua nắng gió bão gieo
Cùng bao sóng gió gieo leo đời người
Người già khuất bóng xế chiều
Cây còn đứng vững người yêu kế thừa
Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Bốn đời truyền lại sớm trưa giữ gìn
Ngày nay dựng bể bồi non
Gốc già cành lá tươi giòn trổ bông
Ngoài việc luôn tưới luôn chăm
Cộng thêm suy nghĩ xa gần học đua
Bon sai tạo thế chẳng đùa
Sách tàu kiểu nhật đủ vừa trôn pha
Ừ thì đa vẫn là đa
Cũng là dáng trực điệu đà trình phô
Càng nhìn càng thấy ngẩn ngơ
Thời gian trôi chảy nét thô biến dần
Đa là biểu hiện thánh thần
Tán xoè rễ rủ tạo phần thanh tao
Sân đình lồng lộng bóng cao
Vào ang ngự bể xốn xao hội hè
Cũng đầy đủ nước non khe
Châu về hợp phố lặng nghe tâm tình
Cây đa giếng nước sân đình
Nghệ nhân hậu bối đổi hình thay phong
Nắn trên chỉnh dưới khơi dòng
Ý thơ nốt nhạc nằm trong thế cờ
Ngắm hoài vẫn thấy ngẩn ngơ
Châu về hợp phố đợi chờ ….. tay ai ?
Ngày: 13/9/2021
P/s: Hùng Dương, thân tặng nghệ nhân Minh Châu với tác phẩm Đại Thụ Đầu Thôn

Video liên quan

Chia sẻ:

Cùng danh mục cây