Tác phẩm: KHỔNG TƯỚC HẠ SƠN

Chủ sở hữu: Ông Triệu Quang Đạt

26/05/2021 3276 lượt xem

Tên tác phẩm (Sửa)

KHỔNG TƯỚC HẠ SƠN

Loại cây (Sửa)

Tác phẩm thuộc dòng Sanh Nam Điền

Dáng thế cây (Sửa)

Thế cây: Nhị thế (Trực - Hoành) Dáng cây: Nhị thân, đa chi quần thụ

Nghệ nhân tạo tác (Sửa)

Từ năm 1969 đến 2017: Nghệ nhân CAO DUY BÍNH, tư vấn tạo tác cụ Cai thành Tạo tác đá năm 2002: Nghệ nhân Tâm Đá Từ năm 2017 đến nay: Nghệ nhân Vũ Minh Châu, Đỗ Thanh Tùng phối hợp tạo tác

Đặc điểm cơ bản (Sửa)

  1. Kích thước: Cao 1,2m x Bóng dài 1,8m x Tàn rộng 1,5m
  2. Bông tán: Bông cổ, kích thước bông từ 40 - 60cm,
  3. Số lượng bông: 15 bông
  4. Cấu tạo: Cây trên bệ đá
  5. Vanh (hoành) gốc cách bệ 20cm: 140cm
  6. Lối tạo tác: Theo lối cổ làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội

Tuổi cây (Sửa)

Khoảng từ 80 đến 100 năm tuổi (Chiết từ cây sanh già năm 1969, còn cây sanh già bao nhiêu tuổi thì chưa xác định ...)

Chủ sở hữu (Sửa)

Ông Triệu Quang Đạt

Mô tả chi tiết (Sửa)

Tác phẩm KHỔNG TƯỚC HẠ SƠN là 1 cây cổ của làng triều khúc, chủ nhân hiện nay là anh Triệu Quang Đạt, địa chỉ tại làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Người sở hữu trước đây là Ông CAO DUY BÍNH (sinh năm 1956) là người làng Triều Khúc.

(Nghệ nhân Vũ Minh Châu đứng bên trái, Nghệ Nhân Cao Duy Bính đứng bên phải) Cây được ông CAO DUY BÍNH chiết từ một cành già của cây Sanh ở bờ giếng xóm lẻ về giâm và nuôi từ năm 1969, đến năm 2017 bán cho anh Triệu Quang Đạt sở hữu đến nay. Ngày 19/04/2021 anh Triệu Quang Đạt quyết định đặt tên chính thức Tác phẩm: Khổng Tước Hạ Sơn. Giải nghĩa tên tác phẩm: KHỔNG TƯỚC HẠ SƠN
  1. Ý nghĩa tên tác phẩm:
  • KHỔNG TƯỚC: Chim Công hay còn được gọi là chim Khổng Tước là tên Hán việt để chỉ một trong các loại chim thuộc họ Trĩ, chi Công được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Khổng tước còn có danh pháp khoa học là Pavo muticus hoặc Afropavo congensis. Khổng tước chính là 1 trong mười loài chim đẹp nhất thế giới... Nhìn trên chi cành và bông tàn của tác phẩm, người xem sẽ cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí, lộng lẫy như cánh chim Khổng Tước (là kỳ, là mỹ). Khi nhìn xuống thân, bệ của tác phẩm chúng ta nhận thấy nét già, thể hiện thời gian năm tháng (là cổ). Giá trị kế thừa, nét nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm của làng nghề Triều Khúc mang đậm tính nhân văn sâu sắc (là Văn) được thế hệ trẻ gìn giữ và bảo tồn.
  • HẠ SƠN: là từ Hán Việt, có ý nghĩa là: Xuống Núi, chủ ý rằng tác phẩm lần đầu ra mắt công chúng, ra mắt làng cây cả nước.
  2. Chủ đề tác phẩm: 
  • Mang hàm ý rằng đây là một tác phẩm quý được tạo tác, gọt giũa, nhào nặn theo nét cổ bằng thời gian, năm tháng của các nghệ nhân làng cây Triều Khúc.
  • Thể hiện tâm thế, lòng nhiệt huyết, đam mê và sự kế thừa của thế hệ trẻ, mong muốn tác phẩm, thú chơi cây của làng nghề Triều Khúc bay cao, bay xa hơn nữa với phong cách riêng, giá trị riêng.
3. Hình tượng tác phẩm: 
  • Thân trực: Quả phúc là đầu, thân và gốc là ức, các chi giống như cổ và cánh chim Khổng Tước.
  • Thân hoành: là đuôi chim Khổng Tước đang xòe ra tạo dáng mềm mại, uyển chuyển thu hút người xem.

Video liên quan

Chia sẻ:

Cùng danh mục cây