Tác phẩm: 🔴 VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG

Chủ sở hữu: Nguyễn Hồng Quân

09/05/2021 2762 lượt xem

Tên tác phẩm (Sửa)

VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG 🔴

Loại cây (Sửa)

Tác phẩm thuộc dòng Sanh Nam Điền https://youtu.be/LIK0480b-hE

Dáng thế cây (Sửa)

Thế cây: Nhất thế (Trực) Dáng cây: Ngũ thân quần thụ (ngũ phúc lâm môn)

Nghệ nhân tạo tác (Sửa)

Từ năm 1946 đến tháng 04/2011 ông Lê Ngọc Trai - Địa chỉ: Thôn Tri Chỉ, xã Trí Trung, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Cây có hình chim phượng, cây được ký đá và trồng phía góc phải sân trước nhà từ thời Cụ nội ông Lê Ngọc Trai mua từ Nam Định về trồng. Từ 2011 đến 2013 Anh Đồng Văn Chính - Địa chỉ: Thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội Từ 2013 đến 2015 anh Nguyễn Văn Sử (Sử Ba Thá) - Địa chỉ: Thôn Hạ, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Khi mua cây về, anh Sử quyết định hạ bệ đá và dùng nhiều thủ thuật để điều hướng lại các thân đồng thời thiết kế bố cục lại theo phong cách mới. Từ 2015 đến nay anh Nguyễn Hồng Quân (Quân Thường Tín) - Địa chỉ: Thôn Xâm Động, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội. Khi được sở hữu tác phẩm Vạn Cổ Lưu Phương thì tác phẩm cơ bản đã được định hình nhưng các chi tiết và bố cục chưa hài hòa và bông tán chưa mịn. Anh Quân tiếp tục dùng các phương pháp vật lý để co kéo điều hướng thân, cành và dùng kỹ thuật để sắp và hoàn thiện dăm bông cho đến nay.

Đặc điểm cơ bản (Sửa)

  1. Kích thước: Cao 1,38m x Bóng dài 1,9m x tàn rộng 1,25m
  2. Kiểu bông tán: Bông tản vân, kích thước bông từ 200 – 450mm,
  3. Số lượng bông: 39 bông (34 bông thân chủ, 5 bông thân tử)
  4. Cấu tạo: Cây cốt chậu
  5. Vanh (hoành) gốc cách bệ 40cm là 1,25m
  6. Lối tạo tác: Thân cốt cổ được chuyển dáng theo phong cách cận đại

Tuổi cây (Sửa)

Theo gia phả ghi chép cây có tuổi đời tính đến 2021 khoảng 105 năm.  

Chủ sở hữu (Sửa)

Nguyễn Hồng Quân

Mô tả chi tiết (Sửa)

  1. Lịch sử sở hữu: Cây được Cụ Lê Ngọc sinh năm 1895 Địa chỉ: Thôn Tri Chỉ, xã Trí Trung, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội, năm 1946 mua đôi cây sanh hình chim rất già đã hoàn thiện từ Nam Định về trồng trước cửa nhà. năm 1990 để lại cho cháu là Ông Lê Ngọc Trai sinh năm 1947 Địa chỉ: Thôn Tri Chỉ, xã Trí Trung, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội, đến tháng 04 năm 2011 ông Lê Ngọc Trai để lại cho anh Đồng Văn Chính sinh năm 1969 Địa chỉ: Thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội, năm 2013 anh chính để lại cho anh Nguyễn Văn Sử (Sử Ba Thá) sinh năm 1974 Địa chỉ: Thôn Hạ, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, Từ năm 2015 anh Sử để lại cho anh Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1959 Địa chỉ: Thôn Xâm Động, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội
  2. Triển lãm và giải thưởng: Tác phẩm đã đi tham dự triển lãm Yên Bái tháng 12/2017, triển lãm Đông Anh năm 2017, triển lãm Hưng Yên năm 2019, triển lãm Thanh Hóa năm 2019, triển lãm Ninh Bình năm 2021.
  3. Giải nghĩa tên tác phẩm: VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG
    1. Ý nghĩa tên tác phẩm: Chủ nhân tác phẩm, anh Nguyễn Hồng Quân khi quyết định đặt tên tác phẩm này là VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG với mong muốn Tác phẩm sẽ được lưu truyền tiếng thơm đi muôn phương. Theo chia phân tích của cụ Lê Quang Khang 93 tuổi (nhà giáo, nhà báo, nhà nghiên cứu sinh vật cảnh Việt Nam) thì tác phẩm có ý nghĩa đã lưu lại tiếng thơm muôn đời.
    2. Chủ đề tác phẩm: Với nét tạo tác theo phong cách cận đại, các nghệ nhân qua các đời muốn gửi gắm tâm hồn vào tác phẩm thông qua hình thái cổ kính của thân cốt và cắt chuyển của tay cành, mạch lạc rõ ràng của bông dăm. Tác phẩm mang đường nét cổ từ gốc đến thân và mềm mại uyển chuyển mà hiên ngang của dáng thế.
    3. Hình tượng tác phẩm: Tác phẩm có cấu tạo gồm 5 thân quấn quýt hòa quyện vào nhau tạo thành thế cây trực, 5 thân như 5 ông Tiên hợp thành thân thể của một vị đại trượng phu hiên ngang và vững chãi. Tác giả đã thiết kế tác phẩm với sự sắp đặt khéo léo với nhiều chi tiết khó, đặc biệt là cành phóng thể hiện sự phóng khoáng của thể xác và tâm hồn.
    Góc bình phẩm: Bài thơ có tựa đề ''LỊCH SỬ'':
Trăng mờ bao năm nay cũng tỏ Kinh thư, đèn sách thấm đạo nho Lưu danh sử sách điều hay đó Nhân gian đâu biết cảnh vạc cò (Ngày 15/01/2022. Hoàng Lịch Thiệp viết tặng cho anh Quân và Tác phẩm: VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG nhân dịp tác phẩm chính thức có gia phả). Kể ngẫm cũng hay trực 5 thân Đông tây kim cổ nay định phân Việt Nam kiến quốc thêm cây cảnh Hoàng Thiệp ta đây gắng góp phần (Ngày 15/01/2022. facebook Lê Dương đăng bình luận) Nhật minh chiếu, cổ mộc vạn niên xuân Nguyệt minh phong, thiện tâm lưu trường phúc (Ngày 29/10/2021. Hoàng Lịch Thiệp sáng tác vế trên và anh Trần Văn Hiên (hiền gù) hoàn chỉnh vế dưới) Cổ mộc vươn mình đón gió đông Trời xanh lơ lửng ánh xuân hồng Bao phen thế sự trầm hay bổng Vẫn đứng với đời vẫn nghênh phong (Ngày 29/10/2021. facebook Lê Dương tặng thơ trên bình luận) Nguyệt soi vạn cổ lưu phương gia đắc lộc Nhật chiếu thiên sanh nam đường nhân phát phúc (Ngày 29/10/2021. facebook Nguyen Thang tặng thơ trên bình luận)

Video liên quan

Chia sẻ:

Cùng danh mục cây